Sự phát triển của răng khôn được xem như cột mốc đánh giá sự trưởng thành của 1 người. Tuy nhiên nó hầu như không có tác dụng gì trong tổng thể hàm răng. Nó còn có thể trở thành “nỗi ác mộng” của rất nhiều người.
Vậy khi nào cần nhổ răng khôn và quy trình thực hiện nhổ răng khôn diễn ra như thế nào?
Khi nào nên nhổ răng khôn?
-
Răng khôn là gì?
Răng khôn là tên được dùng để chỉ những răng mọc cuối cùng hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này xuất hiện ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Răng khôn hầu như không có tác dụng gì trong việc ăn nhai hay thẩm mỹ.
Răng khôn mọc sau cùng. Trong khi vòm miệng bình thường không có đủ chỗ để cho chúng chen vào, do đó, răng khôn thường sẽ bị mọc lệch, xô vào các răng cạnh bên. Dẫn đến đau đớn, sưng hàm, nặng nề có thể gây biến dạng hàm răng.
Có thể xem răng khôn còn là “kẻ thù” của rất nhiều người. Bởi chúng mang lại đau đớn và phiền toái rất nhiều. Hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều phải nhổ, dù sớm hay muộn.
Nhiều trường hợp gặp phải tình trạng răng khôn mọc ngầm. Mọc lệch không thể can thiệp kịp thời, khiến phần nướu và lợi bị răng sưng tấy. Gây nhồi nhét, tích đọng thức ăn, vi khuẩn. Dẫn đến hôi miệng, viêm nướu, viêm lợi, lở loét nướu hàm…
Vì thế, những người đến độ tuổi trưởng thành. Dù không có triệu chứng cũng nên đi khám và kiểm tra tình trạng răng định kỳ. Để kịp thời phát hiện răng khôn mọc lệch và chữa trị sớm.
2. Răng khôn như thế nào không phải nhổ
Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp mọc răng khôn nào cũng phải nhổ và có thể bảo tồn giữ răng khôn ở những trường hợp sau:
- Răng khôn mọc bình thường, thẳng, không bị kẹt với nướu và mô xương. Không gây biến chứng như nhiễm trùng, lệch răng, viêm nướu.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính như máu khó đông, bệnh tim mạch, đái tháo đường…
- Răng khôn mọc có liên quan trực tiếp đến các cấu trúc quan trọng trong hàm như: xoang hàm, dây thần kinh, mạch máu lớn…
Các bước nhổ răng khôn
Thông thường, quy trình nhổ răng khôn được thực hiện với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thăm Khám tổng quát
Đây là bước đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám để đánh giá tình trạng tổng quát, cũng như khám kĩ để xem mức độ tổn thương của răng.
Bước 2: Chụp CT Cone beam 3D và xét nghiệm kiểm tra.
Chụp phim X-quang hàm răng để đánh giá chính xác về tư thế và vị trí răng khôn mọc, giúp nha sĩ xây dựng kế hoạch nhổ răng phù hợp cho người bệnh.
Bệnh nhân sau đó được chỉ định lấy máu xét nghiệm để đánh giá tình trạng đông máu, công thức máu và một số xét nghiệm liên quan khác. Nếu có vấn đề, nha sĩ có thể chỉ định dùng thuốc can thiệp cho quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được xét nghiệm để kiểm tra bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường…nhằm loại bỏ yếu tố rủi ro và đảm bảo an toàn sau điều trị.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng
Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê tại chỗ răng cần nhổ để bệnh nhân có trải nghiệm dễ chịu và nhẹ nhàng, đặc biệt là không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện nhổ răng khôn. Đặc biệt là trước khi nhổ răng, nhân viên y tế cũng phải đảm bảo khử trùng dụng cụ để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo cho bệnh nhân.
Bước 4: Tái khám sau nhổ răng
Sau quá trình nhổ răng, bệnh nhân sẽ được nha sĩ hướng dẫn cách vệ sinh và ăn uống phù hợp, đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra vết thương và tình trạng sau khi nhổ. Trong 7 – 10 ngày đầu sau khi nhổ, nếu cảm thấy có vấn đề gì trong hàm răng, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Trước và sau khi nhổ răng khôn cần làm gì?
Để quá trình nhổ răng khôn diễn ra an toàn và không để lại các biến chứng nguy hiểm, người bệnh phải lưu ý vấn đề trước và sau khi thực hiện, như:
Trước khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là một dạng tiểu phẫu phổ biến nhất trong nha khoa. Vì thế, để quá trình nhổ răng khôn được diễn ra an toàn, thoải mái, êm ái và ít sưng đau nhất có thể, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có tiền sử đã đang mắc những bệnh lý gì, nhất là bệnh lý tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chức năng đông cầm máu…thì hãy thông báo với nha sĩ trước khi nhổ răng.
- Nếu đang bị ho, cảm cúm, sốt… thì bệnh nhân nên chờ sức khỏe được ổn định hoàn toàn, lúc đó mới tiến hành nhổ răng khôn.
- Vệ sinh toàn bộ răng miệng sạch sẽ, đi lấy cao răng và điều trị các bệnh lý viêm lợi trước đó.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng khôn tại thời điểm này.
Sau khi nhổ răng khôn
Để giảm thiểu cảm giác khó chịu và các biến chứng, bệnh nhân nên thực hiện một số lưu ý sau đây:
- Trong vòng 30 phút đến 1 tiếng đầu sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên cắn chặt cuộn gòn nhằm hạn chế tình trạng chảy máu từ vết thương.
- Trong 1 – 2 ngày tiếp theo, máu có thể rỉ nhẹ từ lỗ vết thương và hòa với nước bọt tạo thành dịch màu hồng nhạt. Và mất đi sau 2 – 3 ngày.
- Khi thuốc tê hết thì bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ tại vị trí nhổ răng. Hãy sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của nha sĩ để cảm giác dễ chịu hơn.
- Đối với trường hợp răng khôn mọc khó, tình trạng sưng nề có thể xuất hiện lâu, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và khiến bệnh nhân ăn nhai khó khăn. Khuyến cáo lựa chọn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng như cháo, súp để nguội…
- Tại vị trí nhổ có thể xuất hiện lỗ hoặc hố nhỏ. Tùy vào cơ địa mỗi người, có thể được lấp đầy lại trong khoảng 1 – 2 tháng. Vì thế, để hạn chế thức ăn bị mắc vào lỗ hoặc các hộ trong giai đoạn này và gây ra sâu răng, người bệnh nên dùng bàn chải mềm hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh răng thường xuyên, kết hợp với nước súc miệng bằng dung dịch chuyên biệt để giúp thức ăn trôi ra ngoài.
Các mốc thời gian và các triệu chứng mà bệnh nhân cần lưu ý:
-
- 24 giờ đầu: Cục máu đông sẽ hình thành.
- 2 – 3 ngày: Các ảnh hưởng nhẹ như sưng miệng, đau sẽ thuyên giảm.
- 7 ngày: Nha sĩ sẽ hẹn quay lại để cắt chỉ.
- 7 – 10 ngày: Cảm giác đau nhức và cứng hàm sẽ biến mất gần như hoàn toàn.
- 2 tuần: Việc sưng đau sẽ biến mất.
- Lưu ý rằng thời gian phục hồi sẽ khác nhau ở từng đối tượng. Nếu vết thương bị nhiễm trùng hoặc cục máu đông bị bong ra khỏi vết thương. Quá trình hồi phục có thể mất nhiều thời gian hơn.
Răng khôn hầu như không có tác dụng trong việc ăn nhai. Trong khi lại có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong răng miệng. Vì thế, hiện nay việc nhổ răng khôn được thực hiện rất nhiều. Nhằm giải quyết những khó chịu cho bệnh nhân.
Tìm hiểu quy trình nhổ răng khôn. Cùng với những lưu ý trước, trong và sau khi nhổ răng sẽ giúp bệnh nhân có một liệu trình điều trị an toàn và hiệu quả.